Tủ lạnh không đóng tuyết hoạt động ra sao?
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc tủ lạnh đời cũ hay tủ lạnh mini, bạn có biết xung quanh các cuộn dây làm lạnh sẽ hình thành các lớp tuyết? Nếu bạn cứ để nó tiếp tục đóng tuyết thì độ dày của tuyết có thể lên tới 15 cm và như vậy ngăn đá sẽ chẳng còn chỗ để chứa thêm thứ gì được nữa rau quả trong ngăn mát có thể bị hỏng.
Lớp tuyết này hình thành khi hơi nước tiếp xúc với những cuộn dây làm lạnh. Hơi nước ngưng tụ chuyển sang dạng lỏng. Bạn hãy liên tưởng đến những giọt nước ngưng tụ bên ngoài một ly trà đá vào mùa hè. Đó chính là ví dụ về sự ngưng tụ hơi nước trong không khí. Tương tự như vậy đối với những cuộn dây làm lạnh của tủ đông tuyết, ngoại trừ việc khi nước ngựng tụ lên trên các cuộn dây nó lập tức đóng băng.
Một chiếc tủ lạnh không đóng tuyết có 3 bộ phận cơ bản:
- Một bộ đếm thời gian
- Một cuộn dây nhiệt làm nóng
- Một bộ cảm biến nhiệt
Cứ 6 tiếng hoặc hơn, bộ đếm thời gian sẽ bật cuộn dây nhiệt làm nóng. Cuộn dây này được cuốn xung quanh các dây làm lạnh. Nhiệt độ làm tan chảy lớp tuyết bám quanh các cuộn dây. Khi các lớp tuyết tan hết, cảm biến nhiệt sẽ nhận biết và tăng nhiệt độ lên đến 32 độ F (0 độ C) và tắt dây nhiệt làm nóng.
Nhiệt độ dây nhiệt cứ 6 tiếng là tiêu thụ năng lượng. Nó cũng có các chu trình hoạt động trong ngăn mát để bảo vệ thực phẩm thông qua thay đổi nhiệt độ. Hầu hết các tủ lạnh chỗ chứa lớn đòi hỏi phải làm tan các lớp tuyết thường xuyên thay vì giữ cho thực phẩm được lâu hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn.
Hữu Chính (sưu tầm)